Địa chỉ: Tòa 32C Khu Đô Thị Nam An Khánh, An Khánh, Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội
Điện thoại: 0915.88.0309 - 0985.86.33.44
Fax: +84 4 23000 699
Có thể nói, nước thải công nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến đời sống và sức khỏe của con người. Chính vì vậy, việc xây dựng một quy trình xử lý nước thải đạt chuẩn ở tất cả các bước như: bể chứa, máy bơm nước thải, song lưới chắn rác… là rất cần thiết tại các nhà máy xí nghiệp…
Hướng dẫn quy trình xử lý nước thải công nghiệp đạt chuẩn
Có thể nói, nước thải công nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến đời sống và sức khỏe của con người. Chính vì vậy, việc xây dựng một quy trình xử lý nước thải đạt chuẩn ở tất cả các bước như: bể chứa, máy bơm nước thải, song lưới chắn rác… là rất cần thiết tại các nhà máy xí nghiệp…
Quy trình xử lý nước thải qua quá trình phân loại
Trên thực tế, đây là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình xử lý nước thải công nghiệp. Thông thường nước thải công nghiệp được phân ra làm hai loại là nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.
Nước thải sinh hoạt
Đây chính là nguồn nước được thải ra từ sinh hoạt hàng ngày của toàn thể cán bộ công nhân viên trong các công ty, nhà xưởng, xí nghiệp sản xuất… Nước thải này chủ yếu từ khu vực vệ sinh, nhà bếp, văn phòng và nhà ăn. Đây là loại nước thải những chất gây ô nhiễm môi trường như vi khuẩn gây bệnh, COD, TSS, BOD, P, N, hóa chất tẩy rửa… Loại nước thải này nếu không được xử lý đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn sẽ dễ gây ra các dịch bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp hoặc đường ruột.
Nước thải từ quá trình sản xuất
Đây là loại nước thải lớn nhất tại các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng… Tuy nhiên, tùy theo từng lĩnh vực ngành, nghề mà lượng nước thải công nghiệp được xả ra nhiều hay ít và mức độ gây ô nhiễm cao hay thấp đối với môi trường bên ngoài. Ví dụ như:
Đối với ngành công nghiệp thực phẩm các doanh nghiệp nên sử dụng quy trình xử lý nước thải phù hợp để loại bỏ các chất như: BOD, TSS, chất rắn lơ lửng trong nước, thuốc trừ sâu, axit, kiềm…
Đối với các ngành sắt, thép thì quy trình cần phải có sự điều chỉnh để loại bỏ các chất gây ô nhiễm nghiêm trọng như: benzen, naphthalene, amoniac, xyanua, phenol…
Có thể nói tùy theo tính chất của từng lĩnh vực sản xuất và phân loại nước thải mà các đơn vị, doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh và lựa chọn quy trình xử lý nước thải đúng nhất. Đặc biệt là trong việc lựa chọn thiết kế, thi công và lắp đặt các sản phẩm dùng để xử lý nước thải như: máy bơm nước thải, song chắn rác, bể phốt, bể lắng…
Quy trình cơ bản trong xử lý nước thải hay dùng
Mặc dù tùy từng loại nước thải mà các nhà máy, xí nghiệp, công ty sẽ lựa chọn phương pháp xử thải khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản quy trình của việc xử lý nước thải sẽ được tiến hành qua các bước sau:
Xử lý nước thải qua song chắn rác: Đây là quá trình lọc rác đầu tiên mà bất cứ hệ thống xử lý nước thải nào cũng cần để loại bỏ các tạp chất như túi nilon, giấy, bao bì, vỏ cây…
Xử lý nước thải qua bể thu gom: Sau khi rác thải được lọc thô qua song chắn rác sẽ được đưa về bể thu gom thông qua máy bơm nước thải. Tại đây người ta sẽ sử dụng đồng hồ đo lưu lượng đầu vào của nước thải.
Quá trình lọc rác tinh: Thông thường tại các hệ thống xử lý nước thải ở công đoạn lọc rác tinh này người ta sẽ sử dụng 2 máy bơm để lọc lại các chất gây ô nhiễm nguồn nước có kích thước >0.75mm. Thông thường ở công đoạn này, người ta cần chọn những thiết bị chất lượng tốt, bền và rẻ như máy bơm nước thải Ebara để sử dụng.
Quy trình xử lý nước thải thường được sử dụng phổ biến hiện nay
Bể tách dầu mỡ: Đây là công đoạn mà các váng dầu trong nước thải sẽ được tách riêng để đưa về bể chứa dầu.
Lọc qua bể điều hòa: Công đoạn này dùng để ngăn chặn tình trạng lắng cặn trong nước thải thông qua 2 máy khuấy trộn chìm liên tục.
Xử lý nước thải qua bể SBR: Trong công đoạn này nước thải sẽ được xử lý qua việc cấp nước, sục khí và lắng chắt để cho ra nước trong.
Xử lý qua bể khử trùng: Trước khi nước trong được thải ra nguồn tiếp nhận sẽ được dùng hóa chất và trọng lực khử trùng để đảm bảo an toàn, chất lượng nguồn nước đạt tiêu chuẩn.
Bể chứa bùn: Lượng bùn còn lại sau khi hoàn tất các bước ở trên sẽ được đưa vào bể chứa bùn để xử lý. Có thể đem đi chôn, làm phân bón hoặc tuần hoàn trở lại bể điều hòa nếu chưa đạt yêu cầu.
Tùy theo từng lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp mà quy trình xử lý nước thải được áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, trên đây là những bước cơ bản bắt buộc các doanh nghiệp nên thực hiện để đảm bảo môi trường sống tốt nhất.