Phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm an toàn, hiệu quả nhất
Đối với các doanh nghiệp dệt may hiện nay, vấn đề làm thế nào để xử lý nước thải dệt nhuộm an toàn, hiệu quả cao luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nhất là việc áp dụng những phương pháp sử dụng máy bơm nước thải vừa có thể tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp lại vẫn đảm bảo vệ sinh môi trường.
Xử lý nước thải dệt nhuộm theo phương pháp sơ bộ
Đây là phương pháp dùng để loại bỏ các tạp chất thô, vật nổi, cứng và nặng như sỏi, đá, cát hay dầu mỡ… Công đoạn này sẽ loại bỏ được gần hết những tạp chất, bảo vệ máy bơm nước thải, đường ống dẫn và các thiết bị, giúp cho việc xử lý nước thải ở các bước tiếp theo hiệu quả hơn.
Nước thải dệt nhuộm rất dễ gây ô nhiễm môi trường
Những thiết bị để xử lý trong phương pháp này thường là: máy nghiền, cắt vụn rác, song và lưới chắn rác, lắng cát, bể trung hòa, bể điều hòa, lọc hấp thụ bằng than hoạt tính, tuyển nổi và lắng. Trong đó, bể điều hòa là quan trọng nhất vì vậy, tại một số doanh nghiệp nó còn được trang bị sục khí, tăng cường oxi hóa và bổ sung Clo để khử mùi, khử màu.
Với phương pháp xử lý này, nếu như đạt yêu cầu chỉ tiêu về hóa chất độc hại, vi sinh vật trong nước thì sẽ có thể xả thẳng ra ngoài môi trường hoặc phun lên cánh đồng tưới…
Xử lý nước thải cơ bản trong dệt nhuộm
Đây được đánh giá là trái tim của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm của doanh nghiệp. Việc xử lý nước thải cơ bản sẽ được áp dụng thông qua những phương pháp như sinh học, hóa học hoặc kết hợp hóa lý như sau:
Xử lý theo phương pháp hóa lý
Đây là phương pháp thông dụng nhất trong việc xử lý nước thải công nghiệp. Người ta thường dùng các ứng dụng như keo tụ, hấp thụ, trao đổi ion, trích ly, tuyển nổi trong hóa lý để xử lý nước thải có nhiều chất độc hại, lơ lửng và có độ màu cao.
Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như thiết bị nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích và có thể áp dụng cả khi nguồn nước đang dao động và có hiệu quả cao hơn lắng sơ hộ. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này sẽ tốn nhiều chi phí, lượng bùn lớn và không đạt hiệu quả xử lý cao cao như áp dụng sinh học.
Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa học
Xử lý theo phương pháp hóa học
Đây là một phương pháp nhằm trung hòa độ pH trong nước thải trước khi xử lý theo phương pháp sinh học. Bởi, nước thải có độ kiềm cao và độ axit lớn sẽ không thể trực tiếp đưa ra môi trường. Nhất là trong các nhà máy dệt nhuộm độ pH thường cao từ 4 – 12 nên việc sử dụng phương pháp hóa học là rất cần thiết để trung hòa và tối ưu hóa trong quá trình keo tụ.
Người ta thường sử dụng các hóa chất như xút hoặc vôi hoặc trộn lẫn các loại nước thải với nhau để xử lý.
Phương pháp xử lý nước thải sinh học
Đây là phương pháp hiệu quả và giúp tiết kiệm chi phí tối ưu cho các doanh nghiệp dệt nhuộm. Chủ yếu xử lý thông qua quá trình hoạt động của các sinh vật, vi sinh sử dụng các loại khoáng chất, chất hữu cơ làm thức ăn để phát triển và sinh trưởng. Những sinh vật, vi sinh này sẽ giúp khử các chất hữu cơ có chứa cacbon, khử Nitrat, photpho, phân hủy chất hữu cơ sang vô cơ. Đồng thời nó cũng giúp chuyển hóa những chất hữu cơ ổn định sang dạng bông cặn để có thể loại bỏ ra khỏi nguồn nước.
Vấn đề xử lý nước thải rất quan trọng trong các nhà máy dệt nhuộm
Ngoài ra, để xử lý nước thải cơ bản trong dệt nhuộm, nhiều doanh nghiệp còn áp dụng các phương pháp hiếu khí và kị khí trong điều kiện nhân tạo hoặc không có oxy.
Xử lý nước thải bổ sung (xử lý bậc III)
Đây là công đoạn khử khuẩn trước khi đổ nước thải ra môi trường trong điều kiện không còn chất khử mùi, khử màu và các vi sinh vật gây bệnh, giảm nhu cầu oxi ra nguồn tiếp nhận. Người ta thường sử dụng các chất để khử khuẩn như Ozone, Clo hóa nước và tia cực tím để dùng xử lý nước thải theo phương pháp này. Ngoài ra, còn có thể khử khuẩn bằng hypoclorit, Clo dạng lỏng, dạng khí…
Nhiều doanh nghiệp còn có thể sử dụng một số phương pháp để tái sử dụng nguồn nước thải như:
-
Sử dụng phương pháp vi lọc, lọc qua màng, lọc cát… để làm trong nguồn nước.
-
Sử dụng phương pháp hóa học để kết tủa và đông tụ.
-
Sử dụng than hoạt tính để khử chất hữu cơ, kim loại nặng, màu, mùi…
-
Dùng phương pháp xử lý riêng biệt nếu nước thải có Photpho, Nito cao.
Có thể nói, mặc dù nước thải dệt nhuộm có khả năng gây ô nhiễm môi trường rất cao, nhưng nếu được xử lý đúng phương pháp các doanh nghiệp vẫn có thể đảm bảo môi trường. Đồng thời sử dụng bùn cặn trong việc làm phân bón cho cây trồng.
Hy vọng với những phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm trên đây, các doanh nghiệp sẽ có được lựa chọn hợp lý để vừa đảm bảo môi trường lại tiết kiệm chi phí cho mình.