Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế
Hiện nay, các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế được xây dựng phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng nhiều. Tuy nhiên, vấn đề làm sao để có phương án tối ưu nhất trong việc xử lý nước thải y tế lại luôn là việc khó giải quyết tại các bệnh viện.
Tầm quan trọng của hệ thống xử lý nước thải y tế
Trong khi tại các bệnh viện lượng người khám chữa bệnh ngày càng nhiều lên, nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước thải y tế rất cao. Chính vì vậy, hầu hết các cơ sở y tế đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế.
Nước thải Y tế có rất nhiều nguy cơ gây hại đến môi trường và sức khỏe con người
Mặc dù Bộ Y tế đã có các quy định chặt chẽ trong việc xử lý rác thải. Tuy nhiên, tại các bệnh viện lớn như ở Sài Gòn, Hà Nội và các thành phố, lượng bệnh nhân luôn trong tình trạng quá tải. Điều đó khiến công suất của các hệ thống xử lý rác thải y tế khó có thể đáp ứng được yêu cầu cần thiết.
Trong khi, rác và nước thải y tế nếu không được xử lý kịp thời sẽ có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường xung quanh. Nó còn có khả năng tác động trực tiếp đến sức khỏe con người nếu không được phân loại và xử lý đúng cách. Nhất là những bệnh có khả năng truyền nhiễm cao có nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Nhiều cơ sở y tế vì không có hệ thống xử lý rác thải, nước thải nên đã tiến hành chôn lấp hoặc xả thẳng ra ngoài môi trường mà chưa qua xử lý. Trong đó có cả rác thải liên quan đến các bộ phận của con người như nội tạng, bơm kim tiêm, mẫu thử nấm, sinh phẩm y tế nhiễm khuẩn… Do vậy, các cơ sở y tế phải có một hệ thống xử lý rác và nước thải đạt tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn môi trường và sức khỏe của người dân.
Những lưu ý khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế
Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp xử lý rác và nước thải y tế được áp dụng. Tuy nhiên để đảm bảo có được một hệ thống xử lý chất thải tốt nhất thì các cơ sở Y tế cần xét đến những vấn đề sau:
Quy trình xử lý nước thải y tế
Trước hết cần tìm hiểu nguồn gốc của rác thải, nước thải phát sinh từ đâu để phân loại và lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp nhất. Cần lưu ý đặc biệt với những cơ sở khám chữa bệnh có chất thải từ những hoạt động chứa phóng xạ lỏng, in chụp X-quang. Nhất là những bệnh phẩm và nước thải có các chất độc hại… với các vi khuẩn gây bệnh và nồng độ kháng sinh cao.
Hơn nữa, nên phân tích rõ tính chất, thành phần của các chất thải như các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng trong nước thải… Ngoài ra cũng cần phân tích các chất dinh dưỡng, vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, hóa chất độc hại, mầm bệnh sinh học… Để từ đó đưa ra được những biện pháp xử lý đúng, hiệu quả cao và an toàn.
Hiện nay người ta thường sử dụng những công nghệ xử lý nước và chất thải y tế phổ biến như:
-
Công nghệ sinh học theo phương pháp nhỏ giọt
-
Công nghệ sử dụng bằng than hoạt tính trong các bể xử lý hiếu khí.
-
Xử lý nước thải theo phương pháp AAO (thiếu khí, yếm khí, hiếu khí)
-
Xử lý thông qua các hồ sinh học
Tuy nhiên, dù lựa chọn hệ thống xử lý nước thải y tế nào thì các cơ sở cũng cần chú ý đến việc sử dụng thiết bị phù hợp. Đặc biệt là các loại máy bơm nước thải, tránh trường hợp thường xuyên bị tắc nghẽn, hỏng hóc ảnh hưởng đến việc lưu thông của hệ thống. Có thể lựa chọn máy bơm nước thải ebara để đảm bảo độ bền và chất lượng khi sử dụng.